Thú vui nhiếp ảnh thơ văn
Sẻ chia cùng bạn tri âm khắp miền.
đào anh dũng
28 tháng 1, 2014
18 tháng 1, 2014
Mất, Còn
đàoanhdũng
Hân hạnh đón nhận những lời bình luận dễ thương của bạn.
Thấy
tôi đi học về mặt buồn thiu nên mẹ hỏi. Tôi rưng rưng nước mắt thưa với mẹ rằng
tôi đã làm mất số tiền dành dụm để mua quyển sách tôi thích.
Mẹ vò đầu tôi, hỏi mất ở đâu. Tôi trả lời, chắc mất ở sân trường khi tôi chơi trốn kiếm với bạn, tìm hoài không thấy. Mẹ bảo, “Mình làm rớt tiền ở sông, ở biển thì mất luôn, chứ rớt trên đất thì chắc ai đó lượm được. Nếu không cần thì họ đã trao lại cho mình. Họ cần nên xài dùm. Tiền đâu có mất!”
Từ đó, tôi không còn mất tiền.
Mẹ vò đầu tôi, hỏi mất ở đâu. Tôi trả lời, chắc mất ở sân trường khi tôi chơi trốn kiếm với bạn, tìm hoài không thấy. Mẹ bảo, “Mình làm rớt tiền ở sông, ở biển thì mất luôn, chứ rớt trên đất thì chắc ai đó lượm được. Nếu không cần thì họ đã trao lại cho mình. Họ cần nên xài dùm. Tiền đâu có mất!”
Từ đó, tôi không còn mất tiền.
đàoanhdũng
Hân hạnh đón nhận những lời bình luận dễ thương của bạn.
9 tháng 1, 2014
Con Chim Oanh Hiếm Có
đàoanhdũng
Tôi
yêu tiếng hát của mẹ cô, thánh thót, điêu luyện, truyền cảm. Từ khi trưởng
thành, biết thưởng thức âm nhạc, tôi luôn nghĩ rằng bà là một Edith Piaf, La
Môme Piaf, con chim oanh, của Việt
Nam. Vậy mà tôi gặp bà được có một lần năm tôi thi đậu Tú tài, bạn bè khao nhau
kéo đến phòng trà Đêm Màu Hồng nghe nhạc vào đầu thập niên 1970.
Lưu lạc nơi xứ người, tôi vẫn nghe tiếng
hát của bà qua những cuốn băng cassette
bạn bè chúng tôi chuyền tay nhau, thâu đi, thâu lại nhiều lần.
Rồi một ngày cô xuất hiện trên cuốn băng
VHS chương trình ca nhạc Thúy Nga. Giọng ca của cô rất chuẩn, truyền cảm, mang
chút thánh thót do ảnh hưởng của mẹ cô nhưng rõ ràng cô có một phong cách riêng,
không hề bị lu mờ bởi hào quang của bà. Vâng, từ đó tôi có thêm một giọng hát để
yêu, để cùng nhà tôi thư giãn sau những giờ làm việc cực nhọc. CD đầu tiên của
cô trong bộ sưu tập của chúng tôi là “Tình Khúc Đức Huy, Xin Một Ngày Mai Có Nhau”,
phát hành vào năm1998.
Rồi chúng tôi nghe tin cô mang căn bệnh
hiểm nghèo, hằng tâm cầu nguyện cho cô tai qua nạn khỏi. Rồi chúng tôi theo dõi,
thán phục cô qua những công tác thiện nguyện của cô nhằm giúp các phụ nữ đối phó
với căn bệnh này.
Vậy mà chúng tôi chưa có dịp gặp mặt cô
bởi lẽ chúng tôi ở xa Cali và lần trước cô đến trình diễn ở Minnesota, tôi bận đi
công tác ngoài tiểu bang. Phải chờ đến tuần rồi, trong chương trình thi Bán kết
Tài Năng Việt Minnesota do báo Sài Gòn Nhỏ tổ chức, chúng tôi mới có dịp thưởng
thức giọng ca của cô trong một live show.
Buổi chiều trước khi đi xem chương trình, anh em chúng tôi gọi nhau qua Skype bàn luận vì chúng tôi ai cũng ngưỡng
mộ cô. Anh tôi ở Cali nên anh thường đến các buổi live show của cô. Em tôi ở tận Việt Nam nói rằng chú ước sao có cánh
để bay sang cùng chúng tôi đi xem cô hát. Lần nào cô về Việt Nam trình diễn, chú
cũng cố gắng tham dự (tôi nói “cố gắng” vì giá vé show của cô khá cao ở Việt Nam). Chú bảo rằng, ngoài giọng ca xuất
sắc cô còn có một lối trình diễn rất gần gũi với khán giả, không như đa số ca sĩ
bên nhà hiện nay. Họ thời thượng, không biết hay không thèm tôn trọng khán giả.
Đúng như lời chú em tôi nói, đêm ca nhạc
hôm ấy chúng tôi đã gặp được một ca sĩ toàn hảo. Những nhận xét và lời khuyên của
cô cho các thí sinh nghe rất chuyên nghiệp và đượm nét chân tình. Giọng hát của
cô thật điêu luyện, từng giai điệu, khi trầm, khi bổng, từng cử chỉ diễn tả lời
ca đi thật sâu vào lòng người thưởng lãm. Khi giao lưu với khán giả cô tạo được
một không khí thân mật, thoải mái, ấm cúng mặc dù ngoài kia trời Minnesota đang
lạnh dưới độ âm.
Đêm hôm ấy, tình cờ cô đã để lại trong tôi
một kỷ niệm thật dễ thương. Khi ca đến câu cuối cùng của bài hát “Cho Lần Cuối”
của Lê Uyên Phương, cô đề nghị khán giả giúp cô sửa lời lại vì nó buồn quá, cô
không thích và cô muốn gặp lại chúng tôi (I
want to see you again!) Khi ấy, cô đang đứng ngay hàng ghế của vợ chồng chúng
tôi nên tôi buột miệng nói, “Ta vẫn còn thấy nhau” và cô đã nhanh nhẹn mời tôi
ca câu cuối cùng này. Câu hát chỉ khác có một chữ, “vẫn” thay vì “không”, nhưng
nó đã được khán giả vỗ tay tán thưởng. Tôi nghĩ không phải do khả năng ứng biến
của tôi mà vì khán giả đã “tương tư” với giọng ca, phong cách và duyên dáng của cô nên họ rất mong muốn gặp lại
cô trong tương lai.
Chúng tôi có một đêm văn nghệ thật tuyệt vời. Xin cám ơn ban tổ chức, ban nhạc, các thí sinh, nhạc sĩ và ca sĩ, nhất là cô, nữ ca sĩ tài hoa, khả ái Ý Lan, một con chim
oanh hiếm có của Việt Nam.
đàoanhdũng
Minnesota,
Đông 2014
6 tháng 1, 2014
Ước Vọng
đàoanhdũng
Sáu mươi tuổi ông mới có cháu nội. Bè bạn chúc mừng, hỏi ông có ước vọng gì cho cháu. Ông trả lời, không chút suy nghĩ, “Chỉ mong cháu lớn lên, sống bình an, kiếm đủ ăn.” Ông bạn này hỏi vặn, “Biết bao nhiêu là đủ?” Bà bạn nọ trêu, “Chứ không thèm làm bác sĩ, luật sư à?” Ông mỉm cười, chợt nhớ đến một người bạn Mỹ cùng sở làm khi xưa.
Người bạn đó là chị Marilyn. Năm ấy chị có con đầu lòng. Hôm chị trở lại sở làm sau hai tháng nghỉ hậu sản, bạn đồng sự xúm lại hỏi thăm. Chị khoe hình con, miệng không ngớt kể chuyện về nó. Ông hỏi xã giao, “Cháu trông kháu khỉnh và thông minh quá! Thế ... chị ước ao sau này lớn lên cháu làm nghề gì?” Chị chớp mắt, lộ vẻ cảm động, trầm tư trong giây lát mới trả lời, “Chỉ mong nó đi làm, đủ tiền để trả nợ!” Ông cảm thấy hụt hẫng, nói trong đầu, “Vớ vẩn! Không sao hiểu nổi chị Mỹ này?!”
Khi ấy, ông mới 25 tuổi, vừa định cư ở Mỹ được vài tháng.
Vài năm sau ông mua nhà, tậu xe, lập gia đình. Lúc ấy ông mới thấm thía câu trả lời của chị Marilyn. Gặp bà mẹ trẻ nào ông cũng nhớ đến ước vọng của chị và lần nào ông cũng thì thầm, “Cái chị Mỹ đó thiệt đúng là khôn, khôn tổ cha!”
đàoanhdũng
Hân hạnh đón nhận những lời bình luận dễ thương của bạn
Sáu mươi tuổi ông mới có cháu nội. Bè bạn chúc mừng, hỏi ông có ước vọng gì cho cháu. Ông trả lời, không chút suy nghĩ, “Chỉ mong cháu lớn lên, sống bình an, kiếm đủ ăn.” Ông bạn này hỏi vặn, “Biết bao nhiêu là đủ?” Bà bạn nọ trêu, “Chứ không thèm làm bác sĩ, luật sư à?” Ông mỉm cười, chợt nhớ đến một người bạn Mỹ cùng sở làm khi xưa.
Người bạn đó là chị Marilyn. Năm ấy chị có con đầu lòng. Hôm chị trở lại sở làm sau hai tháng nghỉ hậu sản, bạn đồng sự xúm lại hỏi thăm. Chị khoe hình con, miệng không ngớt kể chuyện về nó. Ông hỏi xã giao, “Cháu trông kháu khỉnh và thông minh quá! Thế ... chị ước ao sau này lớn lên cháu làm nghề gì?” Chị chớp mắt, lộ vẻ cảm động, trầm tư trong giây lát mới trả lời, “Chỉ mong nó đi làm, đủ tiền để trả nợ!” Ông cảm thấy hụt hẫng, nói trong đầu, “Vớ vẩn! Không sao hiểu nổi chị Mỹ này?!”
Khi ấy, ông mới 25 tuổi, vừa định cư ở Mỹ được vài tháng.
Vài năm sau ông mua nhà, tậu xe, lập gia đình. Lúc ấy ông mới thấm thía câu trả lời của chị Marilyn. Gặp bà mẹ trẻ nào ông cũng nhớ đến ước vọng của chị và lần nào ông cũng thì thầm, “Cái chị Mỹ đó thiệt đúng là khôn, khôn tổ cha!”
đàoanhdũng
Hân hạnh đón nhận những lời bình luận dễ thương của bạn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)